Hạt mắc ca rang thương hiệu KADO Natural Foods - Từ Cao Nguyên Dak Lak Việt Nam
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA HẠT MẮC CA
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích về mặt sức khỏe của hạt Mắcca
Hạt Mắcca được cho là loại quả tốt nhất trên thế giới và là loại cây trồng có xuất xứ từ Úc duy nhất trở thành thực phẩm phổ biến trên thế giới. Hương vị thơm ngon khiến chúng hợp với số đông. Bên cạnh đó, loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng khiến chúng đóng vai trò quan trọng trong những thực đơn nhằm cải thiện sức khỏe. Một chế độ ăn uống cân bằng có kèm theo hạt mắcca sẽ mang lại một sức khỏe tốt, sự trường thọ và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa.
Hình ảnh về hạt mắcca cũng như các loại hạt dinh dưỡng khác đang được thay đổi khi các nghiên cứu, các thử nghiệm dinh dưỡng và các nghiên cứu dân số đã cho thấy chúng đóng một vai trò quan trọng trong một chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe. Vì thế ngày càng có nhiều người chọn hạt mắcca như là một loại thực phẩm dinh dưỡng chính cho bản thân.
Thành phần của mắcca
Thành phần chứa trong hạt mắcca có thể thay đổi tùy theo nơi gieo trồng, tập quán canh tác và mùa gieo trồng. Tuy nhiên, dù ở dang thô, đã sấy khô hay đang rang chín hạt mắcca của Úc có chứa những thành phần chủ yếu như sau:
- Dầu tự nhiên: 74%
- Độ ẩm: 1.2%
- Protein: 9.2%
- Chất xơ : 6.4%
- Carbohydrates: 7.9%
- Các chất khoáng: 1.3% including Kali, Phốt-pho, Magiê, Canxi, Selen, Kẽm, Đồng và Sắt
- Các Vitamin: Vitamin B1, B2, B5, B6, Vitamin E, cộng thêm niacin và folate
- Các chất dinh dưỡng thực vật: Gồm các chất chống oxi hóa như polyphenols, amino acids, selen, flavanols và plant sterols
- Giá trị năng lượng: 3080 kilojoules per 100g [747 calories]
Hạt mắcca không chứa cholesterol vì nó là cây trồng tự nhiên
Hạt mắcca không bị biến đổi gien
Hạt mắcca không chứa chất béo chuyển hóa
Về các loại vitamin có trong hạt mắcca
Hạt mắcca chứa một lượng nhỏ các vitamin nhưng nó lại là những loại thiết yếu. Cụ thể.
Vitamin E: 1.5mg trong mỗi 100g
Vitamin B1 [thiamin]: 0.7mg trong mỗi 100g
Vitamin B5 [pantothenic acid]: 1mg trong mỗi 100g
Vitamin B6: 0.4mg trong mỗi 100g
Vitamin B2 [riboflavin]: 0.1mg trong mỗi 100g
Niacin: 2mg trong mỗi 100g
Folate [folic acid]: 10 mcg [microgram] trong mỗi 100g
Vitamin E càng nhiều khi mà nhân của hạt mắcca càng tươi. Đây là một chất chống ôxi hóa quan trọng, bảo vệ thành tế bảo và tế bào hồng cầu.
Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng năng lượng từ carbohydrate.
Vitamin B5 đóng vai trò thúc đẩy một hệ thần kinh khỏe mạnh và giúp giải phóng năng lượng
Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ, đối với người cao tuổi và những người uống nhiều rượu bia.
Vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mô mới, giúp con người có một làn da và đôi mắt khỏe mạnh.
Niacin giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và giúp đẹp da.
Folate giúp hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu, giảm thiểu các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Phytochemicals
Hiểu một cách đơn giản, phytochemicals là những chất dinh dưỡng có trong thực vật. Những chất này ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Việc tìm ra các chất này có vai trò giống như việc phát hiện ra các loại vitamin cách đây hơn 100 năm.
Đối với hạt mắcca thì các chất dinh dưỡng này được hiện hữu ở dạng các chất chống oxi hóa. Các chất này chống lại việc hình thành các gốc tự do và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hệ thống sống khỏi sự oxi hóa và thương tổn. Chúng giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa như ung thư, bệnh tim mạch và một số bệnh khác.
Đặc biệt, hạt mắcca có chứa chất epicatechin giống như ở trong trà xanh. Ngoài ra, nó cũng chứa phytosterols - một chất giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là: ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt và dạ dày.
Ăn mắc ca có gây béo không?
Một vài người sợ rằng ăn các loại hạt có thể gây béo phì vì nó có chứa dầu. Chúng sẽ khiến thức ăn của chúng ta ngon hơn và khiến cảm giác no nê tăng lên nhiều. Đã có người chứng tỏ được rằng các bữa ăn ít chất béo không thỏa mãn được và khó để duy trì lâu dài.
Một thử nghiệm ăn kiêng của Đại học Harvard đã so sánh giữa chế độ ăn ít chất béo, ít calo với một chế độ ăn ít calo nhưng có nhiều loại hạt dinh dưỡng và dầu olive. Các nhóm này thực hiện chế độ ăn trong vòng hơn 12 tháng, họ đều giảm được 4.5 kg nhưng nhóm ăn có chứa các hạt dinh dưỡng thành công hơn trong việc kiểm soát cân nặng sau đó 6 tháng và không có thay đổi gì về huyết áp. Kết luận được đưa ra đó là các chất béo có lợi cho sức khỏe có thể tham gia vào quá trình giảm cân khi mà tổng lượng calo được kiểm soát.